Bloomberg: Bong bóng chứng khoán đã bắt đầu được thổi phồng khi vốn hoá thị trường chạm mốc 21 nghìn tỷ USD!

Khi sự lạc quan diễn ra khắp các “ngóc ngách” của thị trường chứng khoán, thúc đẩy lấy lại mức vốn hoá 21 nghìn tỷ USD từ mức thấp của tháng 3, thì giá trị của các nhóm tài sản dường như đang ngày càng được “thổi phồng”.

Trong khi nhà đầu tư vội vã bắt đáy dường như đã trở thành những kẻ chiến thắng khi thị trường tăng tốc, thì cuộc tranh luận về việc liệu diễn biến thăng hoa này có phải là sự hồi phục của thị trường “con gấu” hay không đã kết thúc. Ở phiên 9/6, chứng khoán châu Á tăng điểm nhưng giảm nhẹ so với mức cao trong phiên, trong khi chứng khoán châu Âu giảm nhẹ ở đầu phiên. Diễn biến tương tự cũng được Phố Wall ghi nhận.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trở lại, quay về mức cao từ hồi tháng 2, khi đại dịch bắt đầu lây lan nhanh ở Trung Quốc. Mức tăng 42% từ đáy ghi nhận trong tháng 3 là diễn biến khởi sắc nhất trong khoảng thời gian tương đương kể từ năm 2009 đối với khi MSCI ACWI Index – theo dõi cổ phiếu ở các thị trường mới nổi và đã phát triển. Chỉ số này hiện đang giao dịch ở mức cao gấp 20 lần lợi nhuận của năm tới, mức cao nhất kể từ năm 2002.

Chứng khoán toàn cầu tăng hơn 40% kể từ mức thấp hồi tháng 3.

Paul Sandhu – trưởng nhóm tư vấn khách hàng và giải pháp định lượng đa tài sản tại BNP Paribas Asset Management, cho biết: “Đà tăng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ. Có những rủi ro chính có thể dẫn đến nhiều biến động trước mắt trong thời gian chính, đó là lý do tại sao tôi vẫn tiếp tục sử dụng chiến lược phòng hộ với danh mục đầu tư.”

Cho đến nay, thị trường vẫn tiếp tục thăng hoa. Chứng khoán Mỹ ở phiên 8/6 vừa vượt qua mốc tâm lý quan trọng – mức giảm trong năm nay đã hồi phục hoàn toàn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á cũng ghi nhận phiên tăng thứ 7 liên tiếp – chuỗi tăng điểm dài nhất trong 2 năm. Hơn nữa, chứng khoán khu vực đồng euro cũng trên đà ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2015.

Các yếu tố bao gồm những gói hỗ trợ từ “đội vệ binh” của nền kinh tế toàn cầu, nới lỏng lệnh hạn chế và số liệu việc làm đầy tích cực của Mỹ đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư rót tiền và thúc đẩy đà tăng của thị trường. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn rất thận trọng với những biến động có thể xảy ra trước mắt.

Chứng khoán toàn cầu đang giao dịch ở mức định giá cao nhất kể từ năm 2002.

Nguy cơ thị trường rơi vào vùng điều chỉnh sẽ tăng lên nếu mức giá tiếp tục tăng lên nhanh chóng khi ghi nhận những thông tin tích cực, đặc biệt là với những lĩnh vực dễ chịu ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh thứ hai hoặc căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Tai Hui – chiến lược gia trưởng tại thị trường châu Á của JPMorgan Asset Management.

Trong một dấu hiệu khác cho thấy đà tăng của thị trường đã bị kéo dài, đó là mức tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu hoàn toàn đến từ nhiều lần các chính phủ tung gói hỗ trợ trong khi dự báo lợi nhuận gần như không tăng lên kể từ tháng 5. Ngoài ra, MSCI ACWI Index đã ở trạng thái quá mua (overbought) kể từ đầu tháng, với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1 – trong khi đây được coi là dấu hiệu sụt giảm của một số mã.

Trong khi đó, tình trạng đầu cơ đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong ít nhất 20 năm đối với các nhà gia dịch quyền chọn ở Mỹ. Theo Sundial Capital Research, đây là một yếu tố tiêu cực đối với thị trường trong trung hạn. Và chiến lược truyền thống phòng ngừa rủi ro bằng cách đầu tư vào trái phiếu chính phủ đã trở thành một điều gây nghi ngờ, khi lợi suất trái phiếu giảm mạnh bởi các chính sách nới lỏng tiền tệ trên thế giới.

Thúy An (tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.